Vừa nhận quốc tịch có thể làm hồ sơ cho bố mẹ diện thăm thân Nhật?

Được học tập và làm việc tại một quốc gia tân tiến, ai cũng muốn được mang người thân sang ở cùng, vui chơi… Vậy trường hợp mới được xác nhận và cấp quốc tịch thì có thể bảo lãnh ngay cho bố mẹ bằng dạng thăm thân Nhật?

Nhật Bản là 1 trong số ít các nước có chế độ xét duyệt visa khó nhất trong khu vực Châu Á, ngoài ra Chính phủ nước họ còn thường xuyên thay đổi các chính sách, chế độ… Do đó, với mục đích giúp bạn đọc “dễ thở” hơn khi xin visa nước này; đặc biệt ở dạng thăm thân Nhật, Á Châu xin được tổng hợp tất tần tật những thủ tục dưới đây.

Theo quy định của hầu hết các quốc gia, một khi có quốc tịch chứng tỏ bạn đã trở thành công dân chính thức. Vì thế chuyện bảo lãnh người thân là điều hoàn toàn có thể làm ngay mà không cần phải đợi thêm điều gì nữa.

Bước tiếp theo, để biết phải chuẩn bị những giấy tờ gì để đáp ứng đúng yêu cầu xin visa thăm thân Nhật Bản, mời bạn tham khảo các ghi chú sau:

Tham-than-Nhat-1

Người ở Việt Nam:

1. Hộ chiếu của người xin visa (ở đây là bố mẹ hoặc người thân có huyết thống trong vòng 3 đời).

2. 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm dán vào tờ khai.

3. Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người xin visa.

4. Giấy tờ chứng minh tài chính: sao kê lương 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, sổ tiết kiệm trên 100 triệu, sổ sở hữu nhà đất, oto… Mặt khác, nếu là chủ doanh nghiệp thì mang theo giấy phép kinh doanh, đồng sở hữu phải có bằng chứng với tên mình trên đó, giấy tờ đóng thuế 3 tháng gần nhất.

Lưu ý: Tất cả các giấy tờ này nếu không phải là song ngữ thì phải dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Nhật. Bản photo phải công chứng.

Phía người mời bên Nhật Bản sẽ cần các loại giấy tờ sau:

1. Giấy lý do mời.

2. Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ/chồng là người Nhật).

Lưu ý: Trường hợp người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (4) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu từ mục (3) – (5) dưới đây:

3. Giấy chứng nhận bảo lãnh.

4. Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh

– 2 trong 3 loại giấy tờ: chứng nhận đang làm việc + chứng nhận thu nhập, hoặc chứng nhận đang làm việc + số dư tiền gửi ngân hàng.

– Hoặc 2 loại giấy:

+ Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao).

+ Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập).

5. Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình).

6. Bản photo tất cả các trang hộ chiếu của người bảo lãnh.

Sau khi chắc chắn đã thu thập tất cả các loại giấy trên, hãy nộp ngay cho Lãnh sự và nhận phiếu hẹn. Chỉ bấy nhiêu thôi là cha mẹ bạn đã hoàn toàn có thể tự tin sẽ được đi Nhật trong nay mai.

Lưu ý:

– Đại sứ quán Nhật Bản không chấp nhận bảng xác nhận thu nhập do công ty cấp.

– Trường hợp không xuất trình được các hồ sơ trên thì phải xuất trình bản photocopy sổ tiết kiệm ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng tài khoản trong vòng 6 tháng gần nhất và giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng do chính người xin visa đứng tên.

– Trong phần giấy mời (từ người bên Nhật), cần ghi rõ các nơi viếng thăm tại Nhật và nội dung các hoạt động. Đồng thời không được ghi chung chung như “Thăm thân nhân” mà phải ghi rõ quá trình đưa đến việc bảo lãnh, các hoạt động và các nơi viếng thăm…

– Hồ cho người ở Việt Nam là Tiếng Việt, không cần dịch thuật.

Hi vọng với phần thông tin vừa rồi đã cho bạn những thông tin cần thiết về quy trình, yêu cầu và thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản. Ngoài ra, để tránh việc lở dở kế hoạch vì trượt visa hãy liên hệ ngay với Á Châu thông qua số hotline: 028.77777.888 để được tư vấn những thông tin chuẩn xác nhất.

Tin liên quan: