Gặp sự cố ở nước ngoài thì phải xử lý ra sao?

I. NGUYÊN TẮC CHUNG
Khi gặp sự cố ở nước ngoài (mất hộ chiếu, tai nạn, ốm đau, phạm tội, …), bạn có thể liên hệ với Cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại để được giúp đỡ.
1. Những giúp đỡ mà Cơ Quan Đại Diện có thể làm
– Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước;
– Tiến hành thăm lãnh sự nếu công dân có yêu cầu trong trường hợp bị bắt, bị giam giữ hoặc bị tù;
– Thăm công dân ốm đau đột xuất phải cấp cứu tại bệnh viện; giúp thông báo cho gia đình, thân nhân biết;
– Giúp cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện, luật sư;
– Giúp liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè trong nước nếu bị bắt giữ; giúp thuê luật sư (với điều kiện bản thân hoặc gia đình chịu chi phí);
– Giúp can thiệp khi công dân VN bị giam giữ trong điều kiện phi nhân đạo (Bị tra tấn, đánh đập, ốm đau không được khám, chữa bệnh);
– Giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;

– Những thông tin mà bạn cung cấp trong Đơn trình báo mất hộ chiếu (Mẫu Hộ Chiếu) sẽ được nhập vào dữ liệu của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và thông báo hủy giá trị sử dụng quyền hộ chiếu đó tới hầu hết các nước trên thế giới.
– Khi hộ chiếu mất đã được thông báo hủy, quyển hộ chiếu đó sẽ không được phục hồi giá trị, bạn không thể sử dụng lại nếu bạn tìm thấy quyển hộ chiếu đó. Bạn cần xin cấp hộ chiếu mới.
– Thời gian Cơ quan Đại diện Việt Nam xét cấp lại hộ chiếu hoặc Giấy thông hành:
+ Nếu bạn có mang theo giấy tờ khác chứng minh quốc tịch Việt Nam như chứng minh nhân dân, bằng chứng bạn nhập cảnh nước sở tại hợp pháp (vé máy bay, tờ khai nhập cảnh) trong vòng 5 ngày làm việc, bạn sẽ được lại hộ chiếu nếu bạn tiếp tục hành trình đi nước khác; nếu bạn về nước sẽ được cấp Thông hành.
+ Nếu bạn đi theo tour hoặc nhóm, đoàn công tác, người đi cùng đoàn xuất trình hộ chiếu cá nhân, xác nhận bạn là thành viên của đoàn, bạn sẽ được cấp Thông hành về nước trong vòng 24 giờ.
+ Nếu bạn không có bất kỳ giấy tờ nào khác và không thuộc đối tượng nêu trên, Cơ quan Đại diện Việt Nam phải tiến hành xác minh. Thời gian không quá 5 ngày làm việc, bạn sẽ được xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc Thông hành.
B. ỐM ĐAU HOẶC TAI NẠN Ở NƯỚC NGOÀI
Trước khi ra nước ngoài ngắn hạn, bạn nên mua loại sản phẩm bảo hiểm phù hợp với thời gian ở nước ngoài của bạn. Công ty bảo hiểm của bạn sẽ trả mọi chi phí nếu rủi ro xảy ra với bạn. Nếu bạn bị ốm hoặc bị nạn ở nước ngoài, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để khám hoặc kiểm tra nếu bạn cảm thấy cần thiết.
Bạn nên biết rằng các cơ sở y tế ở nước ngoài, có nhiều điểm khác biệt với các cơ sở y tế tại Việt Nam. Đặc biệt, các dịch vụ khám chữa bệnh ở những nước phát triển là rất đắt đỏ so với ở Việt Nam.
– Nhập viện ở nước ngoài
Nếu không may bạn phải nằm viện ở nước ngoài, bạn nên liên hệ với Cơ Quan Đại Diện Việt Nam gần nhất.
Cơ Quan Đại Diện có thể làm gì giúp bạn?
– Giúp liên hệ với gia đình, người thân của bạn tại Việt Nam;
– Giúp liên hệ với công ty bảo hiểm của bạn;
– Giúp chuyển tiền từ gia đình, người thân ở Việt Nam để bạn thanh toán viện phí, thuốc men;
– Đến thăm bạn trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo về việc bạn phải nằm viện và nếu viên chức lãnh sự thấy rằng việc viếng thăm là thích hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và với điều kiện Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán đóng trụ sở tại cùng thành phố với bệnh viện nơi bạn đang điều trị.
– Viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc việc đến thăm bạn nếu bạn đã có gia đình, bạn bè có mặt cùng bạn hoặc bạn đi theo một tour chữa bệnh được thu xếp chu đáo từ trước;

– Nếu bạn phải nằm viện do hậu quả của một vụ tấn công hoặc tội phạm gây ra, viên chức lãnh sự sẽ đến thăm bạn trong thời gian sớm nhất có thể;
Những việc Cơ Quan Đại Diện không thể giúp bạn :
– Không thể trả tiền viện phí, thuốc men, phẫu thuật thay bạn hoặc không thể cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho bạn.
– Không thể thường xuyên liên hệ hoặc đến thăm bạn, nếu bạn ra nước ngoài để chữa bệnh.
– Nếu bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, hãy khai theo đơn (download) hoặc cho người thân đang ở nước ngoài (download) để thông tin cho Cục Lãnh sự (theo địa chỉ email: [email protected]) và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài biết yêu cầu và có các biện pháp giúp đỡ.

C. XỬ LÝ CÔNG DÂN TỬ VONG Ở NƯỚC NGOÀI

Đây là thông tin quan trọng đối với bạn nếu bạn có bạn bè hoặc người thân chết khi đang ở nước ngoài.
Nếu bạn đang ở Việt Nam và có người thân hoặc bạn bè chết khi đang ở nước ngoài, bạn có thể liên hệ với Phòng Lãnh sự ngoài nước, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), số 40, phố Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội, theo số điện thoại +844 3843.0470 để được hướng dẫn, giúp đỡ. Nếu bạn đang ở nước ngoài, bạn cần liên hệ với Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Việt Nam gần nhất. Bạn có thể tìm địa chỉ các Cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.

Bạn cần làm gì?

– Bạn cần biết rằng, việc đăng ký khai tử thường được thực hiện bởi cơ quan hộ tịch nước ngoài nơi có người chết. Bạn cần làm như sau :
Cung cấp giấy tờ của bạn và của người chết (như hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân) cho cơ quan đăng ký.
– Nếu bạn muốn đưa thi hài (xác chết) hoặc di hài (lọ tro) về Việt Nam an táng, bạn cần có các giấy tờ sau đây do cơ quan thẩm quyền nước chủ nhà cấp:
Đối với thi hài:
1) Giấy chứng tử.
2) Giấy chứng nhận kiểm dịch thi hài (không phải chết do bệnh truyền nhiễm).
3) Giấy chứng nhận bảo quản thi hài đúng quy chuẩn vận chuyển hàng không quốc tế (quan tài 3 lớp : vải, gỗ, kẽm).
Đối với lọ tro:
1) Giấy chứng tử;
2) Giấy chứng nhận hỏa thiêu;
3) Giấy chứng nhận kiểm dịch (Ở một số nước, giấy này và giấy chứng nhận hỏa thiêu là một).
– Khi có đủ các giấy tờ trên, bạn đến Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam gần nhất và xin đừng quên mang theo hộ chiếu của bạn.

Cơ Quan Đại Diện có thể làm gì giúp bạn ?
– Cấp giấy phép vận chuyển thi hài/di hài nhập cảnh Việt Nam.
– Dịch sang tiếng Việt các giấy tờ phía nước ngoài cấp để xuất cảnh thi hài/di hài và hợp pháp hóa các giấy tờ này phục vụ cho việc kiểm dịch khi nhập cảnh Việt Nam.
Nếu bạn yêu cầu, Cơ Quan Đại Diện sẽ cấp cho bạn Giấy chứng tử theo mẫu của Việt Nam để tiện sử dụng trong nước.
– Giới thiệu cho bạn địa chỉ công ty mai táng, hỏa táng và vận chuyển thi hài/di hài.
Nếu phiên dịch tiếng Việt không có, Cơ Quan Đại Diện có thể thu xếp cử cán bộ biết tiếng nước sở tại giúp phiên dịch cho bạn.
– Nếu người chết đang đi du lịch theo tour thì chính công ty tổ chức tour sẽ phải thông báo và thường xuyên liên hệ với thân nhân của người chết. Nếu người chết là du học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh thì nhà trường nơi người chết học tập, nghiên cứu sẽ phải thông báo cho gia đình nạn nhân hoặc cơ quan, tổ chức cử người đó ra nước ngoài. Nếu bạn là người lao động, nhà máy, công xưởng nơi bạn làm việc sẽ thông báo cho công ty phái cử bạn ra nước ngoài để giải quyết hậu sự theo hợp đồng.
– Nếu Cơ Quan Đại Diện nhận được thông tin về công dân Việt Nam bị chết ở nước ngoài mà chưa có người thừa nhận, sẽ thông báo ngay về Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để đưa thông tin lên mạng tại Mục “Tìm kiếm thân nhân” và đề nghị cơ quan công an giúp tìm kiếm thân nhân người chết càng nhanh càng tốt.

Những việc Cơ quan Đại diện không thể làm :
– Không thể chi trả các chi phí cho việc chôn cất, hỏa táng hoặc hồi hương thi hài/di hài người chết, nhưng có thể giúp chuyển tiền từ người thân, bạn bè ở Việt Nam để trả cho các chi phí nêu trên thông qua Quỹ Bảo Hộ Công Dân..
– Không thể giúp điều tra về nguyên nhân chết.
– Nếu bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, hãy khai theo đơn (download) hoặc cho người thân đang ở nước ngoài (download) để thông tin cho Cục Lãnh sự (theo địa chỉ email: [email protected]) và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài biết yêu cầu và có các biện pháp giúp đỡ.

D. BỊ BẮT, GIAM GIỮ, BỊ TÙ Ở NƯỚC NGOÀI

Nếu vi phạm pháp luật nước ngoài (trộm cắp, mua hàng tự động không trả tiền, ở quá thời hạn visa, làm việc chui, vi phạm luật lệ giao thông, lấy áo phao trên máy bay …) bạn đều có thể bị bắt, bị phạt tù, phạt tiền.
Bạn cần làm gì?
– Bạn có thể yêu cầu được gặp viên chức lãnh sự của Việt Nam.
– Cần chứng minh bản thân vô tội (nếu bị oan).
Cơ quan đại diện có thể làm gì giúp bạn?
– Đến thăm bạn để nghe bạn trình bày nguyện vọng.
– Can thiệp nếu bạn bị oan sai.

– Bảo hộ những quyền lợi chính đáng của bạn trong khi bị giam giữ, bị tù như : được đối xử nhân đạo, không bị tra tấn, đánh đập, nhục hình, ốm đau được chữa bệnh, xét xử phải có luật sư, phiên dịch tiếng mà bạn hiểu.
– Cung cấp danh sách luật sư để bạn lựa chọn và tự ký hợp đồng thuê, trả tiền.
– Thông báo cho gia đình, thân nhân trong nước biết về tình hình của bạn.
– Cấp Thông hành cho bạn về nước khi mãn hạn tù.
– Giúp chuyển tiền cho bạn để nộp tiền phạt, tiền thuê luật sư …từ người thân, bạn bè ở Việt Nam thông qua Qũy Bảo Hộ Công Dân.
– Nếu bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, hãy khai theo đơn  hoặc cho người thân đang ở nước ngoài để thông tin cho Cục Lãnh sự (theo địa chỉ email: [email protected]) và các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài biết yêu cầu và có các biện pháp giúp đỡ