Hướng dẫn xin visa Nhật Bản thăm người quen hoặc bạn bè

Công dân Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản với số lượng ngày càng tăng. Như vậy, họ muốn mời người thân, bạn bè sang chơi dễ dàng hơn khi có giấy mời trong bộ hồ sơ xin visa. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn xin visa Nhật Bản thăm người quen hoặc bạn bè nhanh chóng, chính xác nhất.

Hồ sơ xin visa Nhật Bản thăm người quen hoặc bạn bè

Hồ sơ của phía người mời

– Giấy lý do mời

– Lịch trình ở Nhật

Trường hợp thăm bạn bè, người bảo lãnh chịu chi phí, hãy xuất trình các tài liệu sau

– Giấy chứng nhận bảo lãnh

– Một trong các tài liệu liên quan đến người bảo lãnh (Giấy chứng nhận thu nhập, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng, Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (bản sao), Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)

– Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)

Trường hợp người mời hoặc người bảo lãnh là người Việt Nam sinh sống tại Nhật, đề nghị trình bản copy mặt trước và sau của

– Thẻ lưu trú còn hiệu lực (Thẻ đăng ký người nước ngoài)

– Copy hộ chiếu (Trang ảnh và visa).

Hồ sơ của người được mời

– Hộ chiếu gốc (còn hạn ít nhất 6 tháng tính đến ngày khởi hành)

– 01ảnh 4,5cm x 4,5cm

– Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Bản sao hộ khẩu).

– Chứng minh công việc của người được mời

– Hợp đồng lao động cùng bảng lương 3 tháng gần nhất (Hoặc các nguồn thu nhập được cơ quan có thẩm quyền cấp)

– Đơn xin nghỉ phép để đi thăm thân (nếu đang đi làm).

– Chứng minh tài chính

– Photo Sổ tiết kiệm + Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng trị giá trên 150.000.000 VNĐ (Mỗi người)

Sao y sổ đỏ và giấy tờ xe ô tô (nếu có).

Lưu ý vê thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản

Lưu ý khi tiến hành thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản

– Thủ tục visa sang thăm người thân ở Nhật sẽ thực hiện tại đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Các giấy tờ sau khi được thụ lý sẽ không được gửi trả lại trừ Passport của người được bảo lãnh.

– Điều kiện xét duyệt hồ sơ khi những loại giấy tờ còn hiệu lực (trước 3 tháng kể từ ngày cấp).

– Thời gian thụ lý hồ sơ của đại sứ quán sẽ là 1 tuần và họ có thể sẽ yêu cầu bổ sung những giấy tờ cần thiết tuỳ theo trường hợp.

– Visa được cấp là loại visa ngắn ngày, có hiệu lực trong vòng 3 tháng, trong thời gian visa có hiệu lực người được bảo lãnh có thể sang Nhật vào bất kì thời điểm nào kể từ ngày nhận được visa.

– Người được bảo lãnh sang Nhật có thể về nước bất kỳ khi nào muốn, tuy nhiên không được quá thời hạn trên visa. Visa chỉ áp dụng cho việc nhập cảnh duy nhất một lần.

Từng đi XKLĐ có xin visa thăm thân Nhật Bản được không?

Thông thường để xin visa Nhật Bản, đương đơn đều phải đạt những yêu cầu tối thiểu đối với các diện du lịch, công tác, thăm thân… và mặc dù trong các quy định ấy không liệt rõ trường hợp bạn đã từng xuất khẩu lao động thì sẽ không được cấp visa, nhưng hầu hết dù có xin bạn cũng sẽ không được cấp đâu ạ.

Tuy nhiên với trường hợp đã từng xuất khẩu lao động thì Đại sứ quán có tiếp nhận hồ sơ diện thăm thân không? Á Châu xin được khẳng định là Đại sứ quán vẫn tiếp nhận hồ sơ như bình thường bạn nhé, nhưng có được cấp hay không lại hoàn toàn thuộc về trách nhiệm và luận cứ của nhân viên Lãnh sự nên chúng tôi không thể trả lời chính xác được.

Yêu cầu hồ sơ khi xin visa Nhật Bản

– Mục đích của chuyến đi phải rõ ràng

Khi xin visa du lịch hoặc thăm thân Nhật Bản hay bất kì nước nào, điều chính phủ đáng e ngại nhất là liệu đương đơn có phải thật sự tới nước đó để du lịch thăm thân hay vì mục đích khác như đi làm, tới đó rồi trốn ở lại hoặc vì mục đích tìm hôn thê để xin quốc tịch v.v… Chính vì thế bạn phải chứng minh được mục đích thăm thân của mình rõ ràng.

Ví dụ: Con đi du học đã lâu chưa về thăm nhà, con chuẩn bị dự lễ tốt nghiệp nhận bằng; con bị ốm đau, sinh đẻ… là những lý do thuyết phục để đi du lịch.

– Chứng minh khả năng tài chính

Điều thứ nhì mà chính phủ e ngại cấp visa du lịch thăm thân vì khả năng tài chính của đương đơn.

Điều bạn cần chứng minh là làm sao đủ chi phí sinh hoạt sau khi tới nước đó, tuy chi phí cho một chuyến đi du lịch không cao nhưng trung bình phải chuẩn bị tầm 1.000 USD/tháng cho việc đi du lịch (chủ yếu là tiền vé máy bay khứ hồi, tiền ăn tiêu, mua sắm khi đi du lịch, bảo hiểm du lịch) vì thế Đại sứ quán phải nhìn vào hoàn cảnh thực tế của đương đơn để cân nhắc xem có nên cấp visa hay không. Vì nếu đương đơn có điều kiện đi du lịch nước ngoài chứng tỏ phải là người có nghề nghiệp ổn định, có tài chính vững vàng.

Vậy nên, ngoài số tiền cần chứng minh đủ để chi trả cho chuyến đi du lịch, đương đơn cần phải chứng minh được nghề nghiệp và thu nhập của mình.

Ngược lại, với những trường hợp có người thân đang làm việc hoặc định cư tại nước ngoài nhưng bản thân người xin visa thăm thân Nhật Bản không thể chứng minh được nghề nghiệp và thu nhập thì có thể nhờ người thân bảo lãnh thông qua công việc, tài sản, thu nhập, sổ tiết kiệm,… của người bảo lãnh đó.

– Sự ràng buộc tại nước sở tại

Có mục đích thăm thân đúng đắn và có đủ tài chính để du lịch thăm thân cũng chưa chắc chắn rằng bạn sẽ được cấp visa vì Bộ Di Trú còn phải xét duyệt xem liệu sau khi tới nước đó, bạn có trở về nước hay không?

Điều này thường được chứng minh bởi các lý do ràng buộc để cho đương đơn phải quay về như công việc làm ổn định tại Việt Nam, sở hữu tài sản lớn như bất động sản và có gia đình ổn định tại Việt Nam như vợ/chồng và con cái… Các yếu tố nêu trên sẽ khiến người du lịch phải quay trở về nước trước khi visa hết hạn.

Tin liên quan: