Xin visa Schengen và các lỗi đáng tiếc thường gặp

Châu Âu là một trong những điểm đến du lịch lý tưởng. Đối với công dân Việt Nam muốn đến các nước Châu Âu du lịch cần phải xin visa Châu Âu diện phù hợp với mục đích chuyến đi. Visa Schengen là visa giúp bạn có thể đi lại tự do giữa các quốc gia Châu Âu. Khi bạn có ý định du lịch một hoặc nhiều quốc gia châu Âu thuộc Schengen là lúc bạn cần xin visa diện này.

Visa Schengen là gì?

Theo Hiệp ước Schengen do một số nước châu Âu ký kết với quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài (khách du lịch), theo hiệp ước, họ chỉ cần có visa của một trong số các nước ký hiệp ước là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.

Từ đó, việc xin visa đi châu Âu thường được nhắc đến với cụm từ visa Schengen. Bạn chỉ cần xin visa ở một nước trong 26 nước sau: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, và Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ (3 nước cuối thuộc Schengen nhưng không thuộc EU). Tuy nhiên visa này không áp dụng ở các nước như Cyprus, Ireland, Anh, Romania và Bulgaria. Những visa phổ biến như visa Pháp du lịch, visa Nga,…

Để được cấp visa Schengen cần đáp ứng những điều kiện gì?

Để quá trình xin visa của bạn được diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ, thủ tục xin visa và làm đơn xin visa theo yêu cầu của Lãnh sự quán. Việc xin visa Schengen bạn cần phải đáp ứng đủ ba yêu cầu: trung thực trong thông tin cung cấp, đủ điều kiện tài chính để du lịch, đủ văn minh, lịch sự để không làm ảnh hưởng đến các quốc gia.

Những vấn đề thường gặp khi xin visa Schengen

Những trường hợp bị từ chối visa Schengen thường mắc phải lỗi này

– Không giải trình được mục đích và điều kiện lưu trú trong chuyến đi. Bạn không có lịch trình cụ thể hoặc khoảng thời gian xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác. Trong trường hợp đi thăm thân, bạn không chứng minh được mối quan hệ giữa hai bên.

– Bạn không cung cấp được bằng chứng cho thấy bạn có đủ điều kiện tài chính để sinh sống trong khoảng thời gian lưu trú dự kiến; hay điều kiện tài chính để quay về nước xuất xứ hoặc cư trú. Lãnh sự quán sẽ xem xét rất nhiều yếu tố như công việc, thu nhập, tài chính, tài sản tích lũy của bạn… trước khi quyết định.

– Các thông tin đã cung cấp để chứng minh mục đích chuyến đi và điều kiện lưu trú không đáng tin cậy; hoặc bạn từng bị từ chối cấp visa, hoặc thông tin của bạn cung cấp cho sứ quán là thông tin giả mạo.

– Sứ quán không xác định được liệu bạn có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không. Tức bạn không chứng minh được bạn sẽ quay lại Việt Nam sau khi thị thực hết hạn. Một trong những lý do chính là người Việt Nam nhập cư trái phép, hoặc cư trú và lao động tại châu Âu trái phép sau khi được cấp visa ngày một gia tăng. Điều này ảnh hưởng chung đến những du khách có nhu cầu du lịch thật.

Thời gian cấp visa Schengen bâu lâu?

Thời hạn được cấp visa, thời gian lưu trú cho phần lớn du khách sẽ được cân nhắc; phụ thuộc vào mục đích của chuyến đi hay có phải du khách mới đến châu Âu lần đầu.

Với việc cải thiện hiệu quả trong công việc, sứ quán sẽ đẩy nhanh hơn tiến độ xét duyệt visa. Và cố gắng hoàn thiện việc xét duyệt visa trong 7 – 10 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ.

Nếu xin visa Schengen tại Đại sứ quán Czech, du khách sẽ không cần phải xếp hàng dài từ sáng sớm như những năm trước. Thay vào đó, du khách sẽ nộp tại trung tâm VFS được ủy quyền của sứ quán. Điều này giúp du khách tránh được những khó chịu và vất vả hơn; so với đứng ngoài đường xếp hàng. Các sứ quán Áo, Bỉ, cũng đã chuyển việc xét duyệt visa du lịch cho du khách về trung tâm này.