Bị từ chối cấp visa là ác mộng của các đương đơn. Không chỉ là visa Pháp, khi bạn bị từ chối visa một nước nào đó, thì tùy vào từng quốc gia sẽ xét duyệt về nhiều yếu tố khác nhau. Điều đầu tiên để xin visa Pháp du lịch thành công, trước tiên bạn phải đáp ứng được những điều kiện theo văn phòng lãnh sự quán yêu cầu. Cần phải làm gì nếu bị từ chối cấp visa Pháp đi du lịch?
Nguyên nhân bị từ chối visa Pháp là gì?
Hầu hết các Đại sứ quán không có quy định không được nộp lại hồ sơ khi đã từng bị từ chối. Tuy nhiên chỉ có Đại sứ quán Pháp quy định rõ rằng bạn chỉ được nộp lại sau 6 tháng kể từ ngày bạn bị từ chối. thông thường, các nguyên nhân hầu hết như:
– Cung cấp giấy tờ sai, giả mạo
Một trong những lỗi cơ bản của không ít người là đặt nhà nghỉ/khách sạn, in được tờ giấy giữ chỗ (booking/reservation) rồi ngay sau đó hủy giao dịch.
– Mục đích lưu trú không rõ ràng
– Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
– Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định.
– Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký.
– Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ: người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch, Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định hoặc không thể kiểm tra tính xác thực).
– Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm)
– Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
– Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).
– Chứng minh tài chính không rõ ràng
Thông thường bạn phải nộp sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất chứng minh số dư tài khoản đủ trang trải cho chuyến đi. Con số 3 tháng ở trên chỉ là ước lệ vì tôi đã từng nộp (và thành công) thị thực Schegen khi mới sang Scotland chưa được 2 tháng.
– Đã từng lưu trú quá 3 tháng trong khoảng thời gian 6 tháng
Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực có giá trị cho việc lưu trú trong một khu vực giới hạn.
– Có cảnh báo từ chối nhập cảnh từ một nước trong khối
Thông thường bạn sẽ không được cấp visa Châu Âu nếu bạn bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS). bạn có thể yêu cầu nước Schengen đã ghi danh của bạn vào hệ thống về nội dung ghi trên đó và hỏi xem có thể kháng nghị bằng cách nào.
– Là mối hiểm họa về chính trị, an ninh hoặc y tế
– Không có bảo hiểm du lịch theo quy định
Mỗi quốc gia Schengen đều quy định mức chi trả bảo hiểm tối đa (ví dụ tai nạn, gây tai nạn, thảm họa thiên nhiên) khác nhau.
– Mục đích và thời gian lưu trú không đáng tin cậy
– Thông tin rời khỏi khối trước ngày hết hạn thị thực không rõ ràng
Có vé máy bay/tàu/phà/xe khách rời khỏi khối là ổn.
– Không đủ thông tin chứng minh cần thị thực sớm
– Hủy bỏ thị thực theo yêu cầu của người mang thị thực
Nên làm gì khi bị từ chối visa Pháp?
– Bạn nên xem kỹ lại lý do visa bị từ chối là gì? Visa châu Âu và Mỹ đưa ra lý do rất chung chung như: thông tin không xác thực, không đảm bảo rằng sẽ không trở về (tích vào các mục số 2,8,9) không như các Đại sứ quán Anh, Úc, Canada… thường sẽ chỉ ra cho bạn biết họ không hài lòng ở điểm nào và bạn bị từ chối vì sao? Nên dựa vào hồ sơ chi tiết của bạn chúng tôi sẽ chỉ cho bạn lý do tại sao bạn bị từ chối.
– Bạn nên kiểm tra lại xem hồ sơ trước đây nộp vào đã đầy đủ và chính xác chưa? Nếu chưa cần phải thay đổi như thế nào cho hợp lý hơn?
– Bạn nên chuẩn bị lại toàn bộ giấy tờ và bổ sung thêm những giấy tờ về tài chính, công việc..(nếu có), nếu thấy mọi giấy tờ đã đầy đủ thì hãy nộp đơn lại. Chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên chi tiết dựa trên từng hồ sơ cụ thể.
– Bạn nên hủy ngay những dịch vụ đã được đặt nếu quyết định không làm visa nữa hoặc không đủ điều kiện để làm lại để tổn thất về kinh tế là ít nhất.
– Bạn nên làm lại luôn nếu hồ sơ của bạn có đủ điều kiện và không nên để đến năm sau Đại Sứ Quán (ĐSQ) không còn nhớ đến hồ sơ này có khả năng bạn lại tiếp tục bị từ chối hoặc mất nhiều thời gian hơn để xem xét hồ sơ của bạn.