Nếu bạn nghĩ việc bạn chứng minh tài chính đủ mạnh. Bạn đã đi du lịch rất nhiều quốc gia lớn khác như Anh, Mỹ và các nước châu Âu, thì một cái visa Canada cũng sẽ có tỷ lệ đậu dễ dàng và Lãnh Sự Quán không có lý do gì phải bận tâm về hồ sơ của bạn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các đương đơn đã phải từ bỏ hy vọng vì nỗi lo rớt visa Canada lại tiếp tục.
Chứng minh tài chính khi xin visa du lịch Canada
Tài chính mạnh nhưng sao vẫn bị trượt visa du lịch Canada nhiều lần?
Có thể thấy lí do Lãnh Sự Quán từ chối hồ sơ của bạn không đơn thuần vì thiếu “sức mạnh” tài chính hay một cuốn passport đẹp với đầy đủ dấu mộc xuất nhập cảnh từ nhiều Quốc Gia mà vì tính thuyết phục và logic trong cách sắp xếp hồ sơ xin visa du lịch Canada.
Tài chính của bạn yếu hoặc khó chứng minh
Nếu thư mời nhập học là cốt lõi của một bộ hồ sơ xin visa du học, thì chứng minh tài chính được ví như là phần quan trọng của một bộ hồ sơ xin visa du lịch Canada.
Đừng đơn giản nghĩ rằng “Tôi có tiền” hoặc “Tôi có người bảo trợ tài chính” thì chuyện xét duyệt điều kiện tài chính là không cần phải lo. Bởi việc chứng minh nguồn gốc tài sản hoặc tính khả thi của người bảo trợ trong một bộ hồ sơ xin visa rất được Lãnh sự quán coi trọng lại thường xuyên bị những người lần đầu làm visa Canada
Chứng minh thu nhập
Bạn làm nghề tự do, kinh doanh online hoặc buôn bán kinh doanh cá thể. Khi xin visa Canada, ngoài chứng minh tài chính, bạn còn phải chứng minh công việc, thu nhập hàng tháng để củng cố cho yếu tố “số tiền có được của bạn từ đâu ra?”. Nếu bạn làm nghề tự do, kinh doanh online hoặc buôn bán kinh doanh cá thể thì việc bị rớt visa vì thiếu cơ sở pháp lý do đặc thù kinh tế Việt Nam.
Phải làm gì khi bị trượt visa du lịch Canada?
Khi hồ sơ xin visa du lịch Canada của bạn không được chấp thuận thì bạn sẽ nhận được thư từ chối từ Trung tâm tiếp nhận hồ sơ và có nêu lý do. Vì vậy, bạn nên khắc phục triệt để những lỗi này và thực sự phải có một sự thay đổi lớn để hồ sơ của bạn có thể được chấp thuận trong lần sau.
Nếu bạn đang vướng mắc ở vấn đề tài chính, thì hãy xem lại toàn bộ giấy tờ liên quan, đảm bảo rằng sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng đã có ít nhât 5000 USD hãy đưa ra bất cứ giấy tờ xác nhận tài sản của bạn (tài chính của bạn càng mạnh thì tỷ lệ đậu càng cao).
Nếu mắc ở đâu thì bạn sửa ở đó, điều căn bản là bạn phải chứng minh cho họ thấy một điều rằng rõ ràng rằng, bạn có đủ tài chính chi trả và giải quyết những rủi ro trong chuyến đi, bạn có rất nhiều ràng buộc ở Việt Nam: bạn có một công việc ổn định với mức thu nhập hấp dẫn, bạn có gia đình: vợ / chồng, con cái, và bạn có một lượng tài sản ở Việt Nam như đất đai, cổ phần,…và một điều khẳng định chắc chắn là bạn sẽ quay trở lại Việt Nam sau chuyến du lịch.
Nếu không còn cách nào khác hãy nhờ đến sự tư vấn của các công ty làm dịch vụ visa Canada. Đây có lẽ sẽ là phương pháp hữu hiệu để tiết kiệm thời gian và công sức của bạn trong trường hợp bạn không tự tin về hồ sơ của mình hay khi bạn vẫn đang loay hoay bổ sung, thêm bớt các loại giấy tờ. Họ là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và họ biết bạn thiếu gì và bộ hồ sơ của bạn cần gì để hồ sơ đạt tỷ lệ đậu cao nhất. Chúc các bạn không nhận được thông báo trượt visa Canada.
Lý do bị trượt visa du lịch Canada là gì?
Đại sứ quán Canada có thể căn cứ vào rất nhiều lý do để từ chối cấp visa du lịch cho bạn. Từ những lý do rất rõ ràng như giấy tờ chứng minh công việc chưa rõ ràng hay giấy tờ chứng minh tài chính chưa đủ độ tin cậy, hay do cảm quan của người xét duyệt hồ sơ như nghi ngờ mục đích của bạn,… Dù là những lý do như thế nào thì họ cũng đều có cơ sở để căn cứ.
Ngoài ra, cũng còn một số lý do khác như: bạn chưa từng đi du lịch nước ngoài (đây cũng là lý do khá phổ biến), cũng có một vài trường hợp do không nêu rõ thời gian đã từng bị từ chối visa Mỹ trước đó vì nghĩ rằng visa Mỹ và visa Canada không hề liên quan đến nhau. Khá hy hữu những các bạn cũng cần phải lưu ý đến vấn đề này, nhân viên tại Trung tâm xét duyệt hồ sơ có thể căn cứ vào điều này và từ chối hồ sơ của bạn. Đặc biệt hơn là vần đề giả mạo giấy tờ, bạn sẽ không được phép xin visa nhập cảnh Canada trong vòng 2 năm kể từ lần nộp hồ sơ trước.